Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Tất tần tật về Đường trên cao số 4

I.1. DỰ ÁN VÀ CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA
I.1.1. Tên dự án
Đường cao tốc trên cao số 4
I.1.2. Địa điểm xây dựng
Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam.
I.1.3. Nhà đầu tư
Tổng công ty xây dựng số 1 – Bộ xây dựng
I.1.4. Hình thức đầu tư
§  Hình thức:                       BOT kết hợp BT.
§  Nguồn vốn đầu tư:         Nguồn vốn của Nhà đầu tư và Chính phủ.

I.2. QUY MÔ DỰ ÁN
§  Chiều dài toàn tuyến:          7.72 km
§  Vận tốc thiết kế:                  60 ÷ 80 km/h
§  Chiều rộng:                           B = 17.5m, 2 chiều, 4 làn
§  Một số thông số như sau:
TT
Chỉ tiêu
Thông số
1
Chiều dài tuyến (km)
7,72
3
Số lượng nút giao
6
4
Số lần vượt sông Sài Gòn
0
5
Số lần vượt sông Vàm Thuật
1
6
Chiều dài đoạn khó khăn về GPMB.
2.35 km
Phan Chu Trinh
7
GTXL
5.000 tỷ
8
Kinh phí GPMB
4.557 tỷ
10
Chi phí Quản lý dự án, Tư vấn
750 tỷ
9
Dự phòng phí
1.150 tỷ
10
Tổng mức đầu tư
11.457 tỷ


CHƯƠNG II: ĐƯỜNG TRÊN CAO SỐ 4

II.1. TỔNG QUAN
II.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một Trung tâm Kinh tế -Thương mại –Văn hóa –Khoa học lớn nhất ở khu vực phía Nam và đứng thứ 2 của cả nước sau thủ đô Hà Nội. Đây cũng là đầu mối giao thông lớn nhất cả nước với tất cả các loại hình vận tải: Đường Bộ, đường Sắt, đường Sông, đường Biển và đường Hàng Không.
Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 10/1998/QĐ ngày 23/1/1998 thành phố Hồ Chí Minh là đô thị trung tâm cấp quốc gia và cũng là đô thị hạt nhân của Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam.
Sự phát triển về dân số, công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã tạo ra các khu đô thị mới. Các khu này hiện đã trở nên quá tải về mật độ dân số, diện tích chiếm dụng so với diện tích đất và khả năng đáp ứng của thành phố, đặc biệt là khu vực nội thành. Điều này, một mặt gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đô thị, mặt khác làm cho bản thân đô thị không còn đủ khả năng tự điều chỉnh, cải tạo để phát triển tiếp. Giao thông vận tải với chức năng là cơ sở hạ tầng, là “mạch máu” của nền kinh tế cũng cần được quy hoạch để nối kết chặt chẽ các trung tâm phát triển của thành phố với nhau. Đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, xây dựng và từng bước hoàn chỉnh, hiện đại hóa mạng lưới giao thông đường bộ, đường Sắt, đường thủy và đường Hàng Không đảm bảo cho thành phố phát triển ổn định, cân bằng, bền vững và lâu dài; góp phần đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị trung tâm cấp Quốc gia, là hạt nhân của Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam và là trung tâm thương mại –dịch vụ lớn của khu vực Đông Nam Á.
Để tổ chức giao thông cho một đô thị khoảng 10 triệu người vào năm 2020 theo hướng văn minh, hiện đại, mạng lưới giao thông đường bộ cần có và hình thành trước tiên mạng lưới đường cơ sở bao gồm các tuyến giao thông quá cảnh, đối ngoại: đường hướng tâm, đường vành đaiđường xuyên tâm có cấp hạng là đường Ôtô cấp I, cấp II, đường cao tốc; các đường phố chính cấp I, cấp II đô thị trong nội thành. Trong vòng 20 năm tới cần tạo, nâng cấp các tuyến có sẵn và xây dựng mới thêm một số tuyến theo quy hoạch để có được một mạng lưới đường cơ sở hoàn chỉnh. Việc phát triển thêm số lượng đường mới trongmạng lưới đường cơ sở sau này có lẽ chỉ trên những khu vực mới mang tính cục bộ ngoài đường vành đai 2 như: ở Củ Chi, Bình Chánh còn việc phát triển mạng tổng thể theo hướng rộng hơn nữa về lãnh thổ thì phải sau năm 2020. Điều này có ý nghĩa thực tiễn không chỉ do định hướng quy hoạch mạng đã rõ mà còn do khả năng mở thêm đường trong phạm vi đường vành đai 2 là không hiện thực vì mức độ đô thị hóa cao.
Với bối cảnh đó, dự án “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Tp Hồ Chí Minh đến năm 2020” do TEDI South lập và đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2007. Nội dung phê duyệt của Quyết định đã xác định lộ trình và các dự án thuộc mạng lưới giao thông Tp Hồ Chí Minh cần được xây dựng và phát triển đến năm 2020. Đồ án Quy hoạch đã xác định Hệ thống giao thông đường bộ sẽ bao gồm: các đường vành đai, các đường hướng tâm, các đường cao tốc liên vùng, đường bộ trên cao, các đường phố chính nội đô và hệ thống giao thông tĩnh.
HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020


II.1.2. Hệ thống đường trên cao Thành phố Hồ Chí Minh
Theo Quy hoạch, hệ thống đường trên cao được xây dựng để giải quyết giao thông trực tuyến ở các trục có lưu lượng lớn, có mặt cắt ngang đường hiện tại đủ rộng hoặc có khả năng giải tỏa đạt từ 30m trở lên; gồm 4 tuyến liên thông với nhau, tổng chiều dài khoảng 37,7 km:
Tuyến 1:     Tuyến 1: Đầu dự án, tại điểm giao đường Cộng Hòa với đường Trường Chinh (đường phố chính nội đô-Trục Bắc-Nam) theo đường Cộng Hòa – đường Bùi Thị Xuân – Kênh Nhiêu Lộc.Thị Nghè và tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, (nối vào đường Cầu Thủ Thiêm-Trục Đông-Tây). Dài khoảng 10,8 km;

Tuyến 2:    Tuyến 2: Đầu dự án, từ đường Vành đai 2 –theo đường Số 3 –Lạc Long Quân –Bình Thới –Lữ Gia –Tô Hiến Thành và kết thúc nối vào tuyến 1. Dài khoảng 10 km;
Tuyến 3:    Tuyến 3: Đầu dự án, từ đường Nguyễn Văn Linh (vành đai 2) –Lê Văn Lương –Nguyễn Văn Cừ nối dài –Nguyễn Văn Cừ –Lý Thái Tổ –đường Lê Hồng Phong –Lê Hồng Phong (nối dài) –kết thúc tại đường Tô Hiến Thành (tuyến 2). Dài khoảng 7,3 km;
Tuyến 4:    Tuyến 4: Theo quy hoạch: Đầu dự án, tại ngã tư Bình Phước (giao Quốc lộ 1 và Quốc lộ 13) theo Quốc Lộ 13 –vượt sông Sài Gòn –đường Vườn Lài –Nguyễn Xí –Đinh Bộ Lĩnh –Điện Biên Phủ –kết thúc nối vào tuyến 1. Dài khoảng 9,6 km;
II.2. ĐƯỜNG TRÊN CAO SỐ 4

Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) được UBND TP.HCM giao làm nhà đầu tư xây dựng dự án đường trên cao số 4 theo hình thức BOT  (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) kết hợp hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao) và hiện nay CC1 đã thuê đơn vị tư vấn lập xong báo cáo cuối kỳ đề  xuất dự án nói trên, cụ thể:
II.2.1. Đánh giá nhu cầu vận tải
 a. Cơ sở đánh giá nhu cầu vận tải
§  Chức năng của tuyến đường: Đường trên cao số 4 là tuyến đường xây dựng mới, nối từ nút giao Bình Phước (giao giữa QL1A và QL13) về khu vực cầu Điện Biên Phủ và kết nối với tuyến trên cao số 1. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường này sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới từ trung tâm Thành phố ra cửa ngõ phía Bắc nối với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Nguyên, góp phần giảm tải bớt lưu lượng giao thông cho các đường hiện hữu (quốc lộ 13, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh…);
§  Vùng hấp dẫn của dự án: Như đã đề cập ở trên, tuyến trên cao số 4 kết nối khu vực trung tâm với cửa ngõ phía Bắc của Thành phố sẽ góp phần giảm tải lưu lượng giao thông trên quốc lộ 13 hiện tại. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ thu hút được lưu lượng giao thông từ các tỉnh phía Bắc tiếp cận vào khu vực trung tâm Thành phố. Ngoài ra, với việc bố trí các điểm ra vào của tuyến sẽ góp phần thu hút được lưu lượng giao thông từ các khu đô thị quy hoạch trên địa bàn các quận 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Thạnh. Trên cơ sở  đó có thể xác định được khu vực hấp dẫn trực tiếp thu hút lưu lượng của tuyến đường trên cao số 4 là các tỉnh phía Bắc Thành phố và các khu đô thị trên địa bàn các quận mà tuyến đi qua;
 b. Dự kiến nhu cầu vận tải
        Dự kiến nhu cầu vận tải dựa trên những số liệu sau:
§  Tổng hợp các số liệu khảo sát giao thông đã được sử dụng cho các dự án đã được thực hiện trong khu vực nghiên cứu như: dự án mở rộng quốc lộ 13 và quy hoạch GTVT thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
§  Thông tin về những dự án quy hoạch các khu đô thị được thu thập từ các các quận mà tuyến đi qua;
 c. Dự kiến lưu lượng thu hút khi xây dựng tuyến đường:
Hiện tại, lưu lượng xe từ trung tâm Thành phố ra khu vực phía Bắc để đi các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, khu vực Tây Nguyên chủ yếu đi theo các trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - quốc lộ 13 và Nguyễn Kiệm – Nguyễn Oanh – Hà Huy Giáp.
Giả thiết rằng sau khi tuyến trên cao số 4 hoàn thành đi vào hoạt động vào năm 2012 thì lưu lượng xe sử dụng tuyến đường này sẽ chiếm khoảng 40% tổng số lưu lượng xe trên hai trục đường nêu trên.
Bảng  3:   Kết quả dự báo nhu cầu vận tải sơ bộ

Đoạn
Phần đi thấp
Phần đi cao
2020
2030
2020
2030
Nút giao Bình Phước – Bình Lợi
27382
39785
25832
37533
Bình Lợi – Điện Biên Phủ
28266
41414
24579
36012
Đơn vị: PCU
Ngoài ra cũng cần phải xét đến lưu lượng thu hút do việc phát triển các khu dân cư quy hoạch trong khu vực tuyến đi qua
II.2.2. Sự cần thiết phải đầu tư
Hiện tại, các trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - quốc lộ 13 và Nguyễn Kiệm – Nguyễn Oanh – Hà Huy Giáp luôn trong tình trạng không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông của các phương tiện. Đặc biệt là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (đoạn ngã tư Hàng Xanh – Cầu Bình Triệu) và đường Nguyễn Kiệm luôn xảy ra tình trạng ùn tắc. Vì vậy, việc tiếp cận vào khu trung tâm của các phương tiện giao thông từ phía Bắc Thành phố và ngược lại nói chung là không thuận lợi.
Việc xây dựng tuyến trên cao số 4 nối từ khu vực trung tâm Thành phố ra đường vành đai 2 tại khu vực ngã tư Bình Phước sẽ phá vỡ thế độc đạo của quốc lộ 13, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực. Với quy mô mặt cắt hợp lý, các điểm ra vào có kiểm soát, thời gian lưu thông từ điểm đầu đến điểm cuối của tuyến chỉ mất khoảng 12 phút, bằng ¼ thời gian lưu thông trên tuyến hiện hữu (trong trường hợp không bị ùn tắc).
Về mặt quy hoạch, tuyến trên cao số 4 nằm trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2007 tại quyết định số 101/QĐ-TTg.Cùng với tuyến số 1 (Cộng Hòa – Bùi Thị Xuân – kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè – Nguyễn Hữu Cảnh), tuyến số 2 (Tô Hiến Thành – Lữ Gia – Bình Thới – Lạc Long Quân – vành đai 2) đang được triển khai, tuyến đường trên cao số 4 sẽ góp phần hoàn chỉnh mạng đường trên cao ô tô của Thành phố, làm giảm bớt lưu lượng giao thông trên các trục đường hiện tại, giải quyết được một phần tình trạng ùn tắc hiện nay.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường trên cao số 4 là hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, giảm chi phí cho xã hội góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong tương lai.

 II.3. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
II.3.1. Hướng tuyến
Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2007 tại quyết định số 101/QĐ-TTg, hướng tuyến trên cao số 4 bắt đầu từ nút giao Bình Phước theo quốc lộ 13 vượt sông Sài Gòn – đường Vườn Lài – Nguyễn Xí – Đinh Bộ Lĩnh – Điện Biên Phủ và kết nối với tuyến số 1.

Sau khi thị sát thực địa, làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan, và nghiên cứu trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000, CC1 đề xuất phương án tuyến mới như sau:
§  Lộ trình tuyến:
Từ vị trí điểm đầu tại nút Vườn Lài (giao giữa đường Vườn Lài hiện tại với đường QL1A) (Km0+000), tuyến số 4 bám theo hướng đường Vườn Lài hiện tại để đi về phía quận Bình Thạnh, vượt sông Vàm Thuật tại Km3+100 (cách cầu Vàm Thuật - trên đường Nguyễn Xí kéo dài - khoảng 400m về phía hạ lưu) và đi vào địa bàn phường 13, quận Bình Thạnh. Sau đó, tuyến vượt qua rạch Lăng tại hai vị trí để đi vào và ra khỏi khu vực phường 5, quận Gò Vấp và cắt ngang qua đường sắt Bắc – Nam tại khu vực cầu Đen hiện tại (Km4+240). Tiếp theo, tuyến số 4 theo hành lang của đường Phan Chu Trinh quy hoạch kéo dài và cắt đường Nơ Trang Long tại Km4+750, đường Chu Văn An tại 5+620, đường Bùi Đình Túy tại Km6+000, đường Bạch Đằng tại Km6+420, đi qua khu chung cư Mỹ Phước và vượt rạch Cầu Bông tại Km7+040 rồi nhập vào đường Điện Biên Phủ tại Km7+300. Khi nhập vào đường Điện Biên Phủ, tuyến trên cao số 4 đi vào dải phân cách giữa của đường này và kết nối với tuyến số 1 tại khu vực rạch Thị Nghè (Km7+717).

§  Ưu điểm:
-       Thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển giao thông trên các hướng tuyến mới;
-       Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, đặc biệt là khu vực quận 12;
-       Khu vực dọc theo đường Vườn Lài hiện nay chưa có xây dựng nhiều nên giảm được chi phí GPMB;
-       Khả năng đảm bảo giao thông trong thi công khá tốt và có thể đẩy nhanh được tiến độ thi công;
-       Chiều dài tuyến ngắn hơn so với phương án quy hoạch tới gần 2km, giảm chi phí xây dựng.
-       Hướng tuyến ít bị thay đổi, giảm chi phí vận doanh.
§  Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của phương án là có thay đổi nhiều so với quy hoạch đã được phê duyệt nên cần có sự cho phép của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Phương án này đã được UBND Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp và Quận 12 nơi có hướng tuyến đi qua ủng hộ, được UBND Tp.HCM và Bộ GTVT thông qua, đang chờ Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về việc điều chỉnh quy hoạch.
Các thông số đánh giá phương án tuyến

TT
Chỉ tiêu
Thông số
1
Chiều dài tuyến (km)
7,72
3
Số lượng nút giao
6
4
Số lần vượt sông Sài Gòn
0
5
Số lần vượt sông Vàm Thuật
1
7
Chiều dài đoạn khó khăn về GPMB.
2.35 km
Phan Chu Trinh
8
Đảm bảo giao thông khi thi công
Thuận lợi
9
Chức năng kết nối đô thị
Khá
10
Thúc đẩy đô thị hóa, tăng quỹ đất GT
Tốt
11
Phù hợp với quy hoạch 101
Không phù hợp
12
Phù hợp với QH của các quận
Tốt
13
Khả năng xây dựng sớm
Khá

II.3.2. Nút giao thông




II.3.3. Các thông số kỹ thuật của tuyến đường
 a. Bề rộng đường
§  Thành phần đi cao phục vụ cho mục tiêu kết nối khu vực trung tâm với cửa ngõ phía Bắc của Thành phố. Bề rộng B=17.5m cho 4 làn xe cơ giới;
§  Thành phần đi thấp để kết hợp phát triển giao thông nội đô. Trường hợp tuyến qua các đoạn khó khăn về mặt bằng như đi trùng các tuyến hiện tại, bề rộng trục hiện tại yêu cầu tối thiểu B=31.5m cho 4 làn xe nội đô, dải phân cách giữa 4.0m và vỉa hè hai bên 2x5.0=10m. Đối với những đoạn chưa có đường hiện tại và chưa có nhiều nhà cửa, mặt cắt yêu cầu tối thiểu B=40.0m để có thể bố trí dải xe hỗn hợp đi tách với xe cơ giới.
 b. Mặt cắt ngang cầu
Cầu được xây dựng cho 4 làn xe ô tô. Theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005, các yếu tố hình học cần đảm bảo như sau:
§  Bề rộng làn xe chạy : 4x3.5=14.0m;
§  Dải phân cách giữa  : 1x0.5=0.5m;
§  Dải an toàn trong     : 2x0.5=1.0m;
§  Dải an toàn ngoài     : 2x0.5=1.0m;
§  Lan can                      : 2x0.5=1.0m.
Tổng cộng                 :          17.5m.
    clip_image017

 c. Kết cấu nhịp cầu
Loại dầm                      : Dầm BTCT dự ứng lực;
Chiều dài nhịp            : Chiều dài trong khoảng 30 tới 40m;
Mặt cắt ngang cầu      : Có thể sử dụng dầm hộp, dầm bản.



Phương án 1 dầm



Phương án nhiều dầm
 d. Kết cấu trụ cầu

Trụ cầu được đặt trong dải phân cách giữa của đường. Thân trụ đề xuất sử dụng loại 1 cột, mặt cắt ngang hình chữ nhật hoặc hai đầu tròn. Đầu trụ sẽ được cấu tạo tùy thuộc vào kết cấu nhịp. Kết cấu móng trụ sử dụng móng cọc khoan nhồi.

Phương án thi công

Phối cảnh đường trên cao










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét